Gắn bó với “đứa con tinh thần” nhiều năm nay, Phạm Huyền Trang – Giảng viên kiêm CEO của Trung Tâm Ngoại Ngữ Gia Bảo, cô nàng có một niềm đam mê đặc biệt với ngành giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng. Chị đã dồn hết tâm huyết vào công việc, đến nay, chị đã thực sự thành công trong lĩnh vực đào tạo IELTS.
Doanh nhân Phạm Huyền Trang – Người phụ nữ lập nghiệp với hai bàn tay trắng và một trái tim biết chia sẻ.
Lập nghiệp với ý tưởng mở Trung Tâm Ngoại Ngữ không hề đơn giản, nhưng từ chính những gì bản thân đã trải qua, chị Phạm Huyền Trang hiểu rất rõ vai trò của việc học tiếng Anh trong quá trình tìm kiếm cơ hội phát triển của mỗi cá nhân. Tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ, mà còn được coi như một “kỹ năng”, một “công cụ” giúp người dùng bước chân ra thế giới.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, để tiếp cận và học tiếng Anh như một ngôn ngữ mới không hề là điều dễ dàng. Từ đó, chị bắt đầu ấp ủ ý tưởng xây dựng một hệ thống trung tâm ngoại ngữ tại thành phố cảng Hải Phòng, mang thứ ngôn ngữ quốc tế này đến gần hơn với mọi người.
Khi được hỏi bí quyết thành công của chị là gì? Chị chỉ cho chúng tôi bức ảnh. Với chị gia đình là động lực duy nhất.
Với nữ doanh nhân Huyền Trang, trước khi khởi nghiệp phải đảm bảo tìm lời giải cho 3 câu hỏi: “Mọi người đang gặp rắc rối gì hoặc có nhu cầu gì lớn? Đã có giải pháp nào trên thị trường giải quyết được rắc rối hoặc phục vụ nhu cầu đó chưa? Mình có khả năng đưa ra một giải pháp tối ưu và tốt hơn, so với những giải pháp đang có trên thị trường để giải quyết rắc rối đó hoặc phục vụ nhu cầu đó không?”
Là một cô giáo không chỉ xinh đẹp mà còn dạy hay dễ hiểu, nhận được nhiều lời khen của học viên song ít ai biết được chị Trang đến với ngành sư phạm là một sự tình cờ. “Trước đây, mình chưa từng nghĩ sẽ có ngày bản thân trở thành một cô giáo hay là một người lãnh đạo” nhưng khi duyên tới thì “mình cứ hồn nhiên làm những gì bản thân yêu thích và là tốt nhất cho mọi người và thực hiện bằng cả con tim, vậy thôi”.
Để có được thành quả như hiện tại, thời gian đầu chị cũng phải trải qua quãng thời gian đầy thử thách. Khi được hỏi về những khó khăn, chị mỉm cười và nói rằng: “quá trình khởi nghiệp của tôi cũng “kịch bản cũ” như bao người khác. Bắt tay vào thành lập trung tâm chỉ với hai bàn tay trắng, không kinh nghiệm, không mặt bằng, cơ sở vật chất“ với mình việc không có vốn là điều đáng sợ nhất”.
Bản thân là người từng tự học tiếng Anh cùng với kinh nghiệm giảng dạy hàng nghìn học viên, chị Huyền Trang hiểu rằng những người học ngôn ngữ đều cần có sự yêu thích, kiên trì kết hợp với phương pháp phù hợp thì mới thành công. Ở trung tâm tiếng Anh của chị Trang, kiến thức tiếng Anh như từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng vốn được người Việt học thụ động nhàm chán lại được chị đưa vào những bài giảng với cách thể hiện mới mẻ, gần gũi với cuộc sống để mang lại hững thú cho người học.
Với doanh nhân Phạm Huyền Trang, hiện tại chị đang dành sự ưu tiên cho công việc. Nhưng để có thể hài hoà giữa công việc và cuộc sống, chị cũng đặt ra cho bản thân 3 tôn chỉ: “Không cố gắng trở thành người phụ nữ hoàn hảo, có nghĩa chị sẽ không ép buộc bản thân phải trở thành người phụ nữ siêu nhân chu toàn, giỏi việc nước đảm việc nhà. Điều thứ 2: chính là luôn sống hết mình ở hiện tại, khi làm việc thì làm hết mình còn khi ở với người thân thì lắng nghe và chia sẻ chân thành. Bởi “mình nghĩ mỗi phút giây sống ở hiện tại thật đáng trân quý, mình sẽ dành hết suy nghĩ và trái tim để sống trọn vẹn và cảm nhận từng giây phút ấy”.
Vì thế, nữ doanh nhân luôn tiết kiệm thời gian. Để có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình và công việc thì Huyền Trang cố gắng hạn chế thời gian cho những việc không thực sự cần thiết và cố gắng để làm mọi thứ nhanh hơn.
Nếu chỉ đọc về Phạm Huyền Trang, không ai có thể mường tượng được trong thực tế chị lại là một nhà lãnh đạo rất quyết liệt nhưng có 1 trái tim ấm. Chị kỷ luật trong tư duy, kỷ luật trong hành động. Vì vậy, chị đã chèo lái tổ chức của mình đi qua bao sóng gió cho đến ngày hôm nay.
Minh Thư