Với khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia nông nghiệp – quốc gia farmstay nổi tiếng thế giới, giải quyết hàng nghìn việc làm cho bà con vùng nông thôn, nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng đã và đang tạo ra những bước chuyển mình mới cho nền nông nghiệp nước nhà. Góp phần nâng tầm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái…
Là một người yêu thiên nhiên và khát khao được gìn giữ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam, anh Phạm Thanh Tùng đã chuyển định vị của bản thân sang nhà hoạch định. Mong muốn dành hết phần đời còn lại để cống hiến, để làm những điều “hạnh phúc hơn” đúng với mục tiêu và lẽ sống mà anh luôn theo đuổi.
Hơn 11 năm kinh nghiệm tích lũy và giữ các chức vụ quan trọng: Phó viện trưởng – Viện kinh tế du lịch nông nghiệp, Chủ tịch/Phó chủ tịch của 05 công ty, những ai đã tiếp xúc và làm việc với anh đều cảm nhận được thương hiệu, chiến lược phát triển bản thân, phát triển vùng đất, tư duy hệ sinh thái… của anh Tùng có thể hoạch định bất kỳ vùng đất nào. Đồng thời anh còn là người biên dịch cuốn sách Hướng dẫn thiết lập farmstay và viết hơn 300 bài viết về chủ đề farmstay, du lịch sinh thái, eco village… Có thể thấy, anh Phạm Thanh Tùng là người tiên phong mang đến những tri thức quý giá về du lịch nông nghiệp tại nước nhà.
Anh Tùng chia sẻ: “Mô hình farmstay tại các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia hay Thái Lan đang phát triển tốt nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn hay hành lang pháp lý rõ ràng về mô hình. Trong khi đó, Việt Nam lại sở hữu một hệ sinh thái dược liệu, nông sản, cây trái đa dạng, đồng thời là một tân binh trên cuộc đua này nên có thể xem là một lợi thế về việc chuẩn hóa và định vị mô hình farmstay trên trường quốc tế”. Có thể thấy, nhờ du lịch sinh thái phát triển mà rất nhiều bà con quanh năm chỉ biết cày cấy, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” có nguồn thu nhập ổn định, không còn cuộc sống bấp bênh như lúc trước.
Đặc biệt, xu hướng sống xanh, quay về với những giá trị thiên nhiên gần gũi ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược chuẩn xác, anh và các cộng sự của mình đã có những bước chuẩn bị vững vàng để tạo ra sự phát triển vượt bậc cho mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng tại nước ta với các chương trình talkshow online và offline. Chính anh sẽ là người cố vấn, hoạch định chiến lược farmstay cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức huyện – tỉnh để họ hiểu được giá trị cũng như đi đúng định hướng đã đề ra.
Ngoài mục tiêu về farmstay, anh còn đặt mục tiêu mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Sử dụng từ khóa “quốc gia du lịch nông nghiệp” để làm đòn bẩy thu hút du khách quốc tế, gia tăng giá trị nông sản Việt. Đưa Việt Nam trở thành “quốc gia du lịch nông nghiệp – quốc gia farmstay” phát triển bền vững, người dân yên tâm sản xuất, giảm thiểu tình trạng rời quê lên phố ồ ạt như hiện nay.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó là cả quá trình nỗ lực và cố gắng, anh Phạm Thanh Tùng bắt tay thực hiện những dự án đầu tư lớn nhỏ và các công trình thiết kế hầu hết khắp các tỉnh Nam Trung Bộ và tại Đà Lạt. Đồng thời, anh cũng đang tham gia hoạch định tư vấn dự án hơn 300ha về du lịch sinh thái. Tất cả những điều đó đều hướng tới một mục tiêu chung: Đưa nền du lịch nông nghiệp Việt Nam ghi dấu trên bản đồ du lịch quốc tế.
Mô hình farmstay trên thế giới còn đang khá mới mẻ và ở Việt Nam – mô hình này cũng chỉ xuất hiện về lý luận hay ý tưởng trên những nhóm facebook còn ngoài thực tế lại có rất ít farmstay đúng nghĩa. Do vậy, chỉ khi bạn hiểu đúng giá trị nhận được khi làm một farmstay sẽ giúp các bạn quyết định được rằng: “Có nên tham gia vào mô hình này không?”, anh Tùng chia sẻ thêm.
Chúc anh sớm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra và định vị thành công thương hiệu cá nhân nhà hoạch định Phạm Thanh Tùng.